Trạng thái tiêu cực Tự cảm nhận ngoại hình cơ thể

Sự rối loạn cảm nhận ngoại hình có thể dẫn đến việc tự đánh giá thấp bản thân, gây ra một số bệnh như trầm cảm, rối loạn ăn uống, lo âu quá độ,..Đồng thời cũng tác động xấu đến sức khỏe thể chất[1]. Đôi khi họ oán trách bậc cha mẹ đã sinh ra họ trong hình hài không ưa nhìn (mặc dù phần lớn điều đó là tưởng tượng và không có ích gì), hay tránh xa các tình huống mang tính cộng đồng, tụ tập nơi đông người vì sợ bị đánh giá, đây là mầm mống cho căn bệnh ám ảnh sợ xã hội. Tạp chí Psychology Today trong một nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng có tới 56% phụ nữ và 43% nam giới không hài lòng với ngoại hình của mình, trong đó bất mãn lớn nhất ở cả hai giới là hình dáng bụng sau đó đến trọng lượng cơ thể[2]. Tuy nhiên có sự khác nhau rất lớn trong vấn đề liên quan đến trọng lượng cơ thể, với nữ giới phần lớn họ mong mình giảm cân thì ngược lại người nam lại có một số lượng không nhỏ mong tăng cân và hầu như tất cả đều muốn trông cơ bắp hơn.

Tính bất nhất, tính cầu toàn và ảnh hưởng tiêu cực

Bức tranh After the Bath của họa sĩ thế kỷ 19 Pierre-Auguste Renoir, thân hình lý tưởng của phụ nữ thời đó là phải đẫy đà[3]

Tỷ số vòng eo trên vòng mông (WHR) là một tiêu chí đánh giá vẻ đẹp ở cả phụ nữ lẫn nam giới đặc biệt là ở phái yếu, điều này giải thích tại sao sự ám ảnh về vòng eo lại nằm trong tốp đầu. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy giá trị WHR ưu thích khác nhau ở mỗi nước với biên độ biến thiên tương đối rộng, sự khác nhau thấy rõ giữa Trung Quốc và Nam Mỹ [4][5][6]. Về cân nặng, người phụ nữ được coi là hấp dẫn hơn trong vóc dáng mảnh khảnh chỉ mới là suy nghĩ xuất hiện trong thời đại gần đây khi thức ăn trở nên thừa thãi, có bằng chứng cho thấy ngày xưa vóc dáng lý tưởng của người phụ nữ phải là mập mạp[3]. Tính bất nhất của một số tiêu chuẩn cho thấy mặc dù có yếu tố khách quan nhưng vẻ đẹp cũng vẫn mang tính chủ quan của thời đại, văn hóa và dân tộc.

Cân nặng quá thấp ở người nữ ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe, để đạt được trọng lượng mong muốn nữ giới (mà trong đó nhiều trường hợp có cân nặng hoàn toàn bình thường) thường xuyên ăn kiêng không hợp lý hoặc nghiêm trọng hơn nữa đó là nhịn ăn liên tục, với thiếu nữ điều này có thể làm chậm phát triển thể chất, ở trẻ em có thể gây dậy thì muộn[7], ngoài ra còn có thể khởi phát căn bệnh chán ăn tâm thần - một bệnh có nguy cơ tử vong rất cao. Với nam giới tuy rằng mong muốn cơ bắp hơn là mong muốn có lợi cho sức khỏe nhưng vấn đề lại ở chỗ có rất nhiều người không hài lòng ngay cả khi đối với người khác họ đã có cơ thể hấp dẫn, đây là dấu hiệu cho chứng bệnh mặc cảm thiếu cơ bắp. Chán nản về ngoại hình thường xuyên xảy đến ở những người cầu toàn cả ở nam lẫn nữ, đặt ra tiêu chuẩn quá cao và không bao giờ cảm thấy bằng lòng với thành công, họ hay luyện tập thể thao quá độ và cuối cùng lại gây ra kết quả ngược do xuất hiện nhiều chấn thương, trong khi đó hình ảnh về cơ thể không được cải thiện bao nhiêu vì tiêu chuẩn ngày càng được đẩy cao thêm một cách phi lý[8].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tự cảm nhận ngoại hình cơ thể http://www.qvwc.org.au/infohub/positive_body_image... http://exercise.about.com/od/weightloss/a/experfec... http://www.psychologytoday.com/articles/index.php?... http://www.youtube.com/watch?v=iYhCn0jf46U http://www.fas.harvard.edu/~hbe-lab/acrobatfiles/p... http://www.fas.harvard.edu/~hbe-lab/acrobatfiles/p... http://www.purdue.edu/UNS/html4ever/031111.Grauerh... http://www.4women.gov/bodyimage/ //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17160976 http://www.viet-studies.info/NNTu/NNTu_AiBieuXau.h...